Hoàng
Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.            Qua việc phân tích đoạn thơ sau, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần trăng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;Mỗi sáng sớm, thần vu...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
laylaaa
Xem chi tiết
Hoàng Vỹ
15 tháng 5 2021 lúc 10:34

......

 

Bình luận (0)
Huong San
8 tháng 6 2021 lúc 17:22

Câu 1: Nghị Luận

Câu 2: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết.

Câu 3: Tìm hiểu được con người Xuân Diệu, nghĩa tình thái ''cảm thấy thật là Xuân''- là sự cảm nhận, đánh giá về con người của Xuân Diệu thật là Xuân

Bình luận (0)
Võ Minh Thắng
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 2 2021 lúc 8:35

Bạn tham khảo :

 

MB :

_ Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm " Vội vàng"

- Nêu cảm nhận về sự mới mẻ của Xuân Diệu về quan niệm thời gian trong tác phẩm 

TB : 

* Đoạn 2 của bài thơ tác giả thể hiện niềm tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian:

- Nhịp điệu thơ trong đoạn này không sôi nổi, vồ vập như đoạn thơ trên mà chậm hơn, lắng lại những suy tư.

- Đoạn thơ đã thể hiện sự nhạy cảm của nhân vật trữ tình hay cũng chính của nhà thơ Xuân Diệu khi ngay trong sung sướng đã thấy tiếc mùa xuân. Xuân Diệu đã nhìn ra trước bước đi của thời gian.

- Thơ xưa khi nói về sự vận động của thời gian, họ coi thời gian là một chuỗi tuần hoàn bất biến, Nguyễn Du từng viết: "Ngày xuân con én đưa thoi"(Cảnh ngày xuân) hay "Ngày xuân như bóng câu qua cửa sổ". Dẫu vậy, người xưa vẫn ung dung, bình tĩnh vì tin rằng vũ trụ tuần hoàn, xuân đi xuân lại lại.

- Còn Xuân Diệu, "xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ xuân còn non nghĩa là xuân đã già". Đó là lối nói đa nghĩa đầy mới mẻ rằng thời gian luôn chảy trôi, không đứng đợi. 

- Thời gian trôi, mùa xuân đi cũng là lúc tuổi trẻ đã qua. Con người quý nhất là mùa xuân, quý nhất là tuổi trẻ. Mùa xuân trôi, tuổi trẻ trôi => tôi cũng mất => tưởng tượng ra cuộc chia li đầy ắp đất trời.

- Một loạt động từ: "rớm, than, hờn, sợ" như là một sự nhân hóa để thể hiện nỗi buồn tiếc trong tâm hồn con người đã tràn sang vạn vật, thấm vào từng cảnh, từng giác quan của con người. Bởi vậy mà con người và vũ trụ đều buồn thê thiết

- Còn đang trong mùa xuân mà nhà thơ đã hình dung ra sự chia li của vũ trụ, sự rời xa của mùa xuân. Nỗi niềm nuối tiếc đã bật lên thành lời than và qua đó nhà thơ cũng gửi gắm lời nhắn nhủ tới muôn người muôn thế hệ rằng hãy sống hết mình vì tuổi trẻ, thời gian đời người là hữu hạn, một đi không trở lại.

KB :

- Khẳng định lại nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ .

** Bài viết tham khảo

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một hồn thơ lãng mạn, rạo rực, bâng khuâng. Đó là một tâm hồn luôn thiết tha, gắn bó với cuộc đời.  Khát khao giao cảm ấy đã được kết tinh lại trong bài thơ “Vội vàng”. Đây là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn hồn thơ Xuân Diệu và nhất là cảm nhận của ông về thời gian được thể hiện trong khổ 2 bài thơ.

Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra những phát hiện về sự chảy trôi của thời gian. Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập “đương tới” – “đương qua” và “còn non” – “sẽ già”. Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng trong vòng xoay của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thở vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiền sư từng viết

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư)

Nhưng trong thời đại Thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyến tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu

“Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết”

(Hoa nở để mà tàn – Xuân Diệu)

Bước đi của màu xuân cũng là bước đi của thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp “nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người để làm thước đo cho thời gian của vũ trụ.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Những câu thơ được nối kết nhau bởi từ “xuân”. Điệp từ “xuân” được lặp lại để nhấn mạnh mùa xuân của đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của đời người. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân hạ thu đông cứ thể mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhưng trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Thời gian thiên nhiên kết thúc “xuân hết” nhưng kéo theo đó “tôi cũng hết”. Câu thơ vang lên như nhue một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của “tôi” cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 còn cho thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân của đời người – tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là “tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói

“Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

(Đi thuyền – Xuân Diệu)

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”. Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Tháng năm – thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác “mùi tháng năm”. Khi phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tương đến cảm nhận của Đoàn Phú Tứ

“Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh”

(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút mỗi giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phơ phất mà cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ “thì thào trong lá biếc” dường như đang hờn giận điều gì.

Đến tiếng chim không còn gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cùng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc phát hiện ra biện pháp nhân hóa đã được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Mọi thứ cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó không sao cưỡng lại được.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao níu giữ.

Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta còn thấy thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn. Tuy bàng hoàng hốt hoảng tiếc nuối nhưng Xuân Diệu không buông xuôi. Ông bất lực trước dòng chảy của thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu đã tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một  lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. Thời gian chảy trôi nhưng hiện tại “mùa chưa ngả chiều hôm” cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, cảnh sắc trần gian vẫn còn đó đầy tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Vì vậy, buồn mà chi, thất vọng trước điều không thể thay đổi để làm gì. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một thanh âm trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly.

Bằng những nét phác họa thiên nhiên cùng với việc sử dụng từ ngữ khéo léo, Xuân Diệu đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông. Giọng thơ như phân tách làm hai, nhà thơ đang tự nói với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình mà dường như lời nói ấy cũng hướng ra ngoài.

Trên cái nền chia ly ấy, người ta dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, oán than, căm phẫn, bỏ mặc buông xuôi cuộc đời. Nhưng Xuân Diệu lại không bỏ mặc hay căm phẫn trước cuộc đời. Bởi ông hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Xuân Diệu không oán than hờn trách nữa ông chấp nhận và cố gắng sống hết mình từng phút giây ngắn ngủi nhưng đầy hương sắc. Vì thế, vội vàng không phải là lối sống tiêu cực mà là một khát khao mãnh liệt sống trọn với cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 người đọc sẽ thấy khát khao sống cháy bỏng của thi nhân

Tóm lại, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc nhận ra tuy thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời. Lời thơ cũng vì thế là chính là tiếng lòng của Xuân Diệu dành cho người cho đời. Đọc mỗi dòng thơ, ta càng thêm yêu thêm quý những quan niệm sống mới mẻ đầy tích cực được thi sĩ Xuân Diệu truyền tải trong thơ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 3 2019 lúc 2:25

Nhận định của Vũ Ngọc Phan chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu

- Đó là giọng điệu thấm thía. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng mới, đó là đề tài xuyên suốt trong thơ Cách mạng của Xuân Diệu

- Tác giả chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa tuổi trẻ với tình yêu, giữa thời gian với cuộc đời con người

- Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời, yêu người trong thơ của mình

- Sự hối hả, sự khao khát sống, khao khát yêu đương đã thôi thúc nhà thơ

Bình luận (0)
Dapda Duc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nam nguyen
Xem chi tiết
CHANNANGAMI
Xem chi tiết
trần tuyết đỏ
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 5 2021 lúc 22:50

Bạn tham khảo nhé:

XD là nhà thơ của tình yeu và tuổi trẻ, là " ônh=g hoàng của thi ca tình yêu'. Trước Cách mạng, XD nổi tiếng với 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió> Chinha hai tập thơ ấy đã khiến XD trở thành " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bài thơ " VVọi vàng: nằm trong tập Thơ thơ là bài thơ tiêu biểu cho nhnậ định này của Hoài Thanh

Như Hoài Thanh đã nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một luồng gió mới với quan điểm sống mới mẻ đầy sáng tạo, về tình yêu, về sắc xuân, về tuổi trẻ. Xuân Diệu lo sợ ám ảnh về thời gian.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Ông đã xưng “Tôi” thay cho “Ta và ta”. Trong lối viết thơ cũ, luôn bị gò bó về câu chữ, người viết không được xưng danh hay chỉ “Tôi”. Thơ ông  thể hiện nỗi khát khao được sống, tham lam tranh giành tuổi trẻ với thời gian. Vì thời gian qua mau nên ông nghĩ hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Xuân Diệu đã sáng tác ra bài thơ Vội Vàng để thể hiện khát vọng của mình.

“Thà một chút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói  suốt trăm năm”

Từng câu, từng chữ của Xuân Diệu thể hiện rõ niềm khát khao với cuộc sống; yêu đời và ham muốn cuồng nhiệt. “Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Thơ ông luôn có những từ nghữ sáng tạo, giọng điệu say mê, sôi nổi thể hiện rõ mạch cảm xúc ngôn từ, hình ảnh thơ.

“Ta đắm say cùng Xuân Diệu”

Thơ ca của ông luôn đằm thắm, ru người đọc bằng giọng đầy thắm thía, khiến người đọc như đắm chìm sâu vào từng câu từng chữ.

“Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn………………………………………………….”

“Ta muốn” điệp từ lặp lại liên tục thể hiện niềm khát khao với cuộc sống luôn thay đổi, chạy đua từng ngày, thời gian như quá tham lam nên cứ trôi nhanh trôi mãi không ngừng, không chờ đợi bất kỳ một ai, muốn trân trọng cuộc sống này.

“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì chẳng thể nào trở lại vì vậy chúng ta đừng ngại ngùng, đừng sợ sệt, hãy sống với niềm yêu thích, hãy sống tất cả và làm những điều mình mong muốn.

“Anh bảo em xích lại thêm chút nữa

Như thế vẫn còn là xa lắm”

Ông luôn bày tỏ thể hiện rõ tình yêu của mình khao khát được hòa nhập với người mình yêu, khao khát đắm say với tình yêu mãnh liệt.

Thơ ca đương đại luôn tuân thủ nhiều niêm luật, nội dung và hình thức bị gò bó, phải nói về đất nước, lòng yêu quê hương đất nước…theo một lối quy cũ, không phá cách. Nhưng Xuân Diệu đã đem lại cho thơ đương đại một cái nhìn nhận mới về câu từ, so với các nhà thơ mới khác, thể hiện rõ quan niệm sống, tình yêu khát khao với cuộc đời này. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn rồi trở về hồn ta cung Huy Cận.”

Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách của riêng mình, một phong cách lạ, độc đáo nhưng trữ tình, đặc biệt khác hẳn so với những nhà thơ mới khác, ông chính là nỗi ám ảnh  về thời gian của thơ ca đương đại. Ông là niềm tự hào, sự cháy bỏng sống hết mình mà chúng ta cần học hỏi. Hãy cứ yêu và sống hết với cuộc đời mình, để mai này không phải luyến tiếc, hối hận vì ngày hôm qua chúng ta chưa làm được.

Bình luận (0)
Quang Nhân
8 tháng 5 2021 lúc 22:50

Bạn tham khảo nhé !

.MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

       - Nêu nhận định của Hoài Thanh

II.TB

 1. Giaỉ thích

  - Thơ mới; là trào lưu văn học xuất hiện từ năm 1932-1945, thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đai, mang ý thức hệ tư sản và quan điểm nghệ thuât vị nghệ thuật, diễn đạt cách cảm nhận thế giới bằng hình thức mới, cảm nhận mới, thể hiện sâu sắc cảm xúc mới, giọng điệu mới của tầng lớp trí thức Tây học

- Phải đén Xuân Diệu cái tôi các nhân mới được bôvj lộ 1 ccahs đầy đủ nhất,nhiệt thành nhất, nghệ thuật diến đạt về thế giới đạt đến độ hiện đại nhất, cách tân nhất " xuân diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"

 - Xuân Diệu có nhiều cách tân về nội dung và nghệ thuật thơ.
- Xuân Diệu có nhiều sáng tạo đem đến cho thơ ca nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới.

 2. Bình luận

   * Mới về nội dung

 - Cái nhìn nghệ thuật mớ mẻ

  + Con người là trung tâm của thế giới

  + con người cá nhân ham sống, ham yếu và được khẳng định mạnh mẽ, nồng nhiệt 

- Nhìn thế giới trong sự vận động, đổi thay nên XD luôn vội vàng, cảm giác thời gian trôi đi quá mau, không còn kiểu an nhiên tự tại như thi sĩ xưa

- Cái nhìn hướng về hiện tại, lấy hiện tại làm lí tưởng thẩm mĩ

- Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính thi pháp ước lệ cổ điển, lần đầu tiên XD nhìn con người uộc sống bằng cặp mắt xanh non biếc rờn

* Về NT

  - Thể thơ 7 chữ nhưng mở rộng kéo dãn, thay đổi hình dáng câu thơư

3. Chứng minh qua " Vội vàng"

 - Khổ thơ đầu: Ước mơ kì lạ muốn tắt nắng buộc gió, khẳng định một cái tôi mạnh mẽ khác người.
- Khổ thơ thứ hai: Những hình ảnh thể hiện sự sống, vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân trong cảm nhận của XD rất khác biệt: đó là thiên đường trên mặt đất.
- Khổ thơ thứ ba: Quan niệm về thời gian tuổi trẻ và tình yêu của con người đối lập với thời gian tuyến tính, tuần hoàn của thiên nhiên. Ý thức về sự hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời, của tuổi trẻ.
- Khổ thơ cuối: Lời giục giã hãy sống vội vàng

4. Bình luận

-  Nhận xét của Hoài Thanh về Xuân Diệu là hoàn toàn đúng đắn. Khẳng định vị trí đặc biệt của nhà thơ Xuân Diệu trên thi đàn VHVN hiện đại.

III.KB: Khẳng định lại nhận định và giá trị cũng như những đóng góp của Xuân Diệu đới với văn học nước nhà

* bài làm tham khảo

XD là nhà thơ của tình yeu và tuổi trẻ, là " ônh=g hoàng của thi ca tình yêu'. Trước Cách mạng, XD nổi tiếng với 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió> Chinha hai tập thơ ấy đã khiến XD trở thành " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bài thơ " VVọi vàng: nằm trong tập Thơ thơ là bài thơ tiêu biểu cho nhnậ định này của Hoài Thanh

Như Hoài Thanh đã nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một luồng gió mới với quan điểm sống mới mẻ đầy sáng tạo, về tình yêu, về sắc xuân, về tuổi trẻ. Xuân Diệu lo sợ ám ảnh về thời gian.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Ông đã xưng “Tôi” thay cho “Ta và ta”. Trong lối viết thơ cũ, luôn bị gò bó về câu chữ, người viết không được xưng danh hay chỉ “Tôi”. Thơ ông  thể hiện nỗi khát khao được sống, tham lam tranh giành tuổi trẻ với thời gian. Vì thời gian qua mau nên ông nghĩ hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Xuân Diệu đã sáng tác ra bài thơ Vội Vàng để thể hiện khát vọng của mình.

“Thà một chút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói  suốt trăm năm”

Từng câu, từng chữ của Xuân Diệu thể hiện rõ niềm khát khao với cuộc sống; yêu đời và ham muốn cuồng nhiệt. “Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Thơ ông luôn có những từ nghữ sáng tạo, giọng điệu say mê, sôi nổi thể hiện rõ mạch cảm xúc ngôn từ, hình ảnh thơ.

“Ta đắm say cùng Xuân Diệu”

Thơ ca của ông luôn đằm thắm, ru người đọc bằng giọng đầy thắm thía, khiến người đọc như đắm chìm sâu vào từng câu từng chữ.

“Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn………………………………………………….”

“Ta muốn” điệp từ lặp lại liên tục thể hiện niềm khát khao với cuộc sống luôn thay đổi, chạy đua từng ngày, thời gian như quá tham lam nên cứ trôi nhanh trôi mãi không ngừng, không chờ đợi bất kỳ một ai, muốn trân trọng cuộc sống này.

“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì chẳng thể nào trở lại vì vậy chúng ta đừng ngại ngùng, đừng sợ sệt, hãy sống với niềm yêu thích, hãy sống tất cả và làm những điều mình mong muốn.

“Anh bảo em xích lại thêm chút nữa

Như thế vẫn còn là xa lắm”

Ông luôn bày tỏ thể hiện rõ tình yêu của mình khao khát được hòa nhập với người mình yêu, khao khát đắm say với tình yêu mãnh liệt.

Thơ ca đương đại luôn tuân thủ nhiều niêm luật, nội dung và hình thức bị gò bó, phải nói về đất nước, lòng yêu quê hương đất nước…theo một lối quy cũ, không phá cách. Nhưng Xuân Diệu đã đem lại cho thơ đương đại một cái nhìn nhận mới về câu từ, so với các nhà thơ mới khác, thể hiện rõ quan niệm sống, tình yêu khát khao với cuộc đời này. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn rồi trở về hồn ta cung Huy Cận.”

Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách của riêng mình, một phong cách lạ, độc đáo nhưng trữ tình, đặc biệt khác hẳn so với những nhà thơ mới khác, ông chính là nỗi ám ảnh  về thời gian của thơ ca đương đại. Ông là niềm tự hào, sự cháy bỏng sống hết mình mà chúng ta cần học hỏi. Hãy cứ yêu và sống hết với cuộc đời mình, để mai này không phải luyến tiếc, hối hận vì ngày hôm qua chúng ta chưa làm được.

Bình luận (0)
Ánh Dương
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 12 2019 lúc 12:17

Tham khảo

Nhà thơ Hoài Thanh đã từng viết: "Tôi quyết rằng trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần tâm hồn mở rộng như Thế Lữ, mở mang như Nguyễn Nhược Pháp , ảo não như Huy Cận , quê mùa như Nguyễn Bính , kì dị như Chế Lan Viên và hơn cả trên hết là sự ha thiết , cuống quýt, rạo rực và băn khoăn như Xuân Diệu " – một thi nhân tiêu biểu cho phong trào thơ mới với chất thơ trữ tình sâu lắng đã khiến Hoài Thanh phải thốt lên rằng ông là " mới nhất trong các nhà thơ mới" và ông đã bình luận trong quyển Thi Nhân Việt Nam :

"Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này , Xuân Diệu say đắm trong tình yêu , say đắm cảnh trời , sống vội vàng ,sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình . Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết."

Ngay tù buổi đầu bước chân vào làng thơ ,Xuân Diệu dường như đã chọn cho mình một lối đi riêng trong quan niệm sống : sống để yêu , tận hưởng ,tận hiến và tôn thờ tình yêu ! Sống bằng một con tim yêu nồng cháy say mê qua việc thể hiện những vần thơ tình và từ những vần thơ ấy mà " Ông Hoàng thơ tình " đã ban tặng cho nhân gian tuyệt tác tiêu biểu không thể không kể đến trong sự nghiệp đầu tay của ông đó là " Vội Vàng" , " Đây Mùa Thu Tới", "Thơ Duyên", trong tập " Thơ Thơ" (1938) và " Gửi Hương Cho Gió " (1945) . Từ đó đủ thấy nhà thơ đã tìm nguồn cảm hứng chẳng đâu xa là mát chính là ở ngay cuộc sống trần thế này một thiên đường tại mặt đất giống như ông nghĩ . Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sống trần thế này với tất cả vẻ bình dị , trong trẻo của thiên nhiên trong sáng và tươi mát :

"Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên

Cay me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng thuyền"

Xưa nay cảnh vật thiên nhiên thường giữ vai trò quan trọng đối với thanh niên những người đang yêu nhau. Đúng như ý kiến của nhà thơ Huy Cận :"Những người yêu nhau thường hay ra giữa thiên nhiên đó là quy luật . Vì chỉ có kích thước của vũ trụ hoa chăng mới đó được cái không-bờ-bến của xúc động tình yêu " . Dưới mắt của chàng trai trẻ Xuân Diệu " lần đầu rung động nỗi thương yêu" buổi chiều thu ấy thật là đẹp. Chiều đã "mộng" lại còn " hoà thơ" được cảm nhận qua những nét duyên dáng của nhánh lá " nhánh duyên " qua âm thanh của chim chóc cặp đôi ríu rít và một hoà sắc xanh như " Ngọc " mượt mà của bầu trời soi vào vườn lá. Bàng bạc trong khắp không gian trong mọi cảnh sắc ấy là từng thu ngân lên như " tiếng huyền" tuy mơ hồ mà rõ rệt. Đúng là một thứ tiếng âm thanh huyền diệu của đất trời của lòng người. Tuy là chiều thu nhưng giọng điệu không hề buồn.

Cùng với tâm hồn đắm say và lãng mạn trong bài "Vội Vàng" nhà thơ đã viết :

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và nay đây ánh sáng chớp hàng mi"

Trước mắt Xuân Diệu cuộc sống diễn ra vô cùng sôi động "một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dạt dào ". Điệp từ "này đây" như vang lên thành điệp khúc cho thấy hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cỏ cây , hoa lá, và cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi mắt chớp. Tất cả đều đã hiện ra trong một màu sắc sáng sủa và sinh động thể hiện " một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này"

Là người muốn sống gắn bó, vồ vập với thiên nhiên cỏ cây và con người lại khao khát tình yêu một cách cuồng nhiệt Xuân Diệu muốn tất cả mọi hương sắc thuần tuỳ của trần thế vào lòng mình :

"Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước và cây và cỏ dạng"

Với nhịp thơ dồn dập , sôi nổi , gấp gáp,khiến cho người đọc như cảm thấy từng nhịp đập rộn ràng của con tim thi nhân ngay phút giây này. Ở đây Xuân Diệu muốn ôm vào cả vòng tay mình cả sự sống mơn mởn , nhà thơ muốn riết mây đưa , muốn say cánh bướm với tình yêu, muốn thâu trong một cái hôn nhiều ……Ngay ở nụ hôn thôi một cái riêng tư giữa hai người với nhau mà thi nhân lại tưởng như trong đó đã thâu tóm cả nước non cây cỏ. Đã vậy lòng khát khao giao cảm niềm say đắm với cảnh trời với tình yêu của thi nhân lại ngày một tăng thêm lên mạnh mẽ và dữ dội :

"Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy anh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!"

Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể say đắm và thèm khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định :

"Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào"

(Bài Thơ Tuổi Nhỏ-Xuân Diệu)

Và rồi để đạt đến vần điệu nồng nàn , mãnh liệt và đắm say đến nhiệt cuồng dữ dội :

"Nên lúc đôi ta kề miệng thắm

Trời ơi ! Ta muốn uống hồn em ! "

(Vô biên -Xuân Diệu )

Yêu đương đắm say đến cuồng nhiệt là vậy nhưng Xuân Diệu cũng tự ý thức được mọi thứ tươi đẹp mãi mãi không là vĩnh hằng muôn thưở , nên người mới " bâng khuâng và rồi để tiếc cả đất trời ", " mau đi thôi mùa trưa ngả chiều hôm " , " khắp tháng năm đều rớm vị chia phôi" ,…. Vì vậy mà Xuân Diệu lúc nào cũng vội vàng , cuống quýt , giục giã để tận hưởng , tận hiến cuộc đời ngắn ngủi của mình :

"Mau đi chứ ! Vội vàng lên với chứ

Em ơi tình non sắp già rồi "

(Giục Giã – Xuân Diệu )

Qua đó cho ta thấy trong cái " vội vàng" của tiếng ca " giục giã" là tiếng gọi vội các cụt thời gian và đất trời ấy vẫn là một tâm hồn yêu đời sâu nặng, yêu cuộc sống một cách thiết tha của Xuân Diệu. Vì vậy, " khi vui cũng như khi buồn thì người đều nồng nàn , tha thiết". Và cũng phải nồng nàn , tha thiết lắm nhà thơ mới nghe được cả tiếng lòng của đôi lứa yêu nhau :

"Buổi ấy lòng tôi nghe ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu"

(Thơ Duyên- Xuân Diệu)

Với tất cả tâm hồn nhạy cảm đầy nồng nàn và tha thiết của mình , Xuân Diệu cũng nghe được cả sự rung động trong "lòng ta " và " ý bạn".

"Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

Lòng anh thôi đã cưới lòng em "

(Thơ Duyên -Xuân Diệu)

Đó là trong niềm vui nhưng dù trong nỗi buồn , Xuân Diệu cũng không hề lặng lẽ mà vẫn rất nồng nàn và tha thiết và phải chăng ta phải ghi nhận những lời nhận xét sắc đáng của nhà phê bình , nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết trong " Nhà văn hiện đại " :" Với những nguồn cảm hứng mới : yêu đương và tuổi xuân , dù lúc vui hay buồn , Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng một giọng văn yêu đời thấm thía". Chính điều này đã khiến nhà thơ nhìn mọi vật trong đời giữa cái thế luôn vận động. Thật vậy, chỉ có đôi mắt xanh non của Xuân Diệu mới ghi nhận nhìn thấy được hình hài của cái lạnh đang luôn trong gió đến , khi mùa thu mới chớm về :

"Đã nghe rét mướt luồn trong gió"

(Đây mùa thu tới-Xuân Diệu)

Trong thơ hay hay trong cuộc đời mình , Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện một sự tha thiết nồng nàn khác với một bản chất sống mãnh liệt dạt dào. Rất khó có thể cho ta tìm thấy ở nhà thơ tài danh này sự nguội lạnh nhàn nhạt một cách đơn điệu trung bình đều đều,phẳng lặng. Với nhà thơ thì :

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"

(Giục Giã- Xuân Diệu)

Hai câu thơ thể hiện một tấm lòng ham sống,say mê sống đến tha thiết nồng nàn và mãnh liệt của nhà thơ. Một giây phút huy hoàng trong tuổi trẻ còn đáng giá gấp vạn lần khi hối tiếc khi tuổi trẻ đi qua. Và để rồi buồn trong tiếc nuối "le lói " cả trăm năm cõi đời.

Qua nhận định của nhà thơ Hoài Thanh:" Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu , say đắm cảnh trời , sống vội vàng , sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết ". Đúng vậy thơ là cốt lõi tâm tình lời thơ ý thơ viết nên cái hồn cốt cách tâm tư, trái tim của thi sĩ. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ… Và là ham muốn mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu – vội vã với nhịp đập của thời gian.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa